Chương I-Đặc tính khác

Các bạn thân mến,

Trong chương I của quyển sách, gồm thêm những phần goi là “Những đặc tính khác”, nói về số (number) và những dấu đặc biệt. Trong quyển Mẫu tự Phạn mà các bạn tải về, sẽ xem bài 4.
Tóm lại đây là những phần cơ bản cần có để bắt đầu học Phạn. Dĩ nhiên chúng ta không thể một lúc nhớ hết, nên cũng cần tra đi tra lại khi gặp những từ kết hợp (conjunct consonants 子音結合). Và vì “số” ít khi sử dụng, nên cũng chưa thể nhớ hết.

Có 2 điểm chúng ta cần lưu ý.

1- Anusvāra (Tùy vận 隨韻, nhưng thường nói là “tùy âm”) ṃ, ṁ
Lưu ý khi viết:
– Một chữ tận cùng bằng m mà chữ đầu (sơ âm) đi kế là phụ âm thì m → ṃ (nếu m đứng cuối câu thì không thay đổi)
– Nếu chữ đi kế sau là nguyên âm thì chữ Deva viết liền vào nhau.

2- Visarga – gọi là phóng xuất âm ḥ, khi phát âm giống như được chắp thêm một nguyên âm đứng trước nó, nhưng đọc nhẹ. Xem cách diễn giải như sau:
कः kaḥ đọc là kah(a) ; कविः kaviḥ đọc là kavih(i); ऋतुः ṛtuḥ đọc là ṛtuh(u)…
Nếu nói về cách đọc, có lẽ sẽ có một file âm thanh nói về việc này.

*Khi làm bài tập, chúng ta ghi nhớ vài kí hiệu

Kí hiệu Ý nghĩa Tương ứng với la tinh thí dụ Chú thích
tỉnh lược chữ a ते ऽब्रुवन् te‘bruvan ऽ Avagraha là dấu phân khai分開
° tỉnh lược गतस् gatas`
॰तम् (ga)-tam`
॰तेन (ga)-tena
Dấu ॰ để chỉ tỉnh lược chữ giống nhau, như chữ như trên trong tiếng Việt.
nửa bài kệ hoặc kết thúc một câu / Như dấu phẩy (,) trong tiếng Việt
một bài kệ hoặc kết thúc một đoạn // Như dấu chấm (.) trong tiếng Việt

 

BÀI TẬP

Về phần bài tập, chúng ta luôn cố gắng làm hết bài tập mới nhanh nhớ được.

(Để viết những chữ khá dài, xin để ý những chữ tận cùng bằng nguyên âm khác a và chữ kết hợp:

a/bhi/jñā/śa/ku/nta/la/m  →  अ/ भि/ ज्ञा /श/ कु /न्त /ल /म्)

1/ Viết những câu sau bằng tiếng Deva. Lưu ý những chữ m tận cùng.

1- ko niyogo’nuṣṭhīyatām
2- evaṃ nvetat
3- anantarakaraṇīyam idānīm ājñāpayatvāryaḥ
4- nanu prathamam evāryeṇājñaptam abhijñāśakuntalaṃ nāmāpūrvaṃ nāṭakam abhinīyatām iti

2/ Âm ra latin những chữ sau:

1- महायान । योग । महाभारत । रामाया । जाति

2- स स्व्यनुसूये न केवलं तातस्य नियीगी ममापि महोदरस्नेह एतेषु (१)